San Lấp Mặt Bằng

San lấp mặt bằng là gì?

San lấp mặt bằng là quá trình san phẳng nền đất mặt bằng quy hoạch hoặc công trình xây dựng từ địa hình tự nhiên có độ cao thấp khác nhau. Dễ hiểu hơn, san lấp mặt bằng là việc đào những chỗ đất cao sau đó vận chuyển và đắp đất vào những khu vực có độ cao thấp hơn. Mục đích là để làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với yêu cầu thi công của công trình.

Một công trình đang thi công san lấp mặt bằng (Nguồn Internet)

Công tác san lấp có thể sử dụng đất ngay trong phạm vi công trường hoặc vận chuyển nguyên vật liệu san lấp từ bên ngoài để bổ sung vào. Công tác san lấp mặt bằng nếu được thực hiện theo đúng quy trình sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức đồng thời giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình thi công.

Các phương pháp san lấp mặt bằng phổ biến

Hiện nay có rất nhiều phương pháp san lấp mặt bằng công trình mà nhà thầu có thể lựa chọn. Trong đó, các phương pháp san lấp phổ biến nhất phải kể đến:

San lấp mặt bằng bằng xà bần

Xà bần được biết đến là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong công tác san lấp mặt bằng hiện nay. Đây là loại vật liệu quan trọng không thể thiếu khi thi công xây dựng hay tu sửa các hạng mục công trình khác nhau.

Xà bần là loại vật liệu san lấp phổ biến với giá thành rẻ (Nguồn Internet)

Xà bần được cấu tạo từ: xi măng, gạch, vữa sau khi đã loại bỏ các tạp chất như: giấy, gỗ, xốp,... tại các công trình bị phá dỡ. Chính vì vậy mà loại vật liệu này có mức giá khá rẻ. Dưới đây là các bước thi công san lấp đất mặt với vật liệu xà bần:

  • Khảo sát mặt bằng cần thi công.
  • Định lượng vật liệu xà bần cần cho quá trình san lấp.
  • Lựa chọn hình thức thi công.
  • Tiến hành thi công lấp đổ xà bần.
  • Lu lèn, đầm chặt mặt bằng.
  • Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.

San lấp mặt bằng bằng cát san lấp

Một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong thi công san lấp phải kể đến cát đá xây dựng. Loại vật liệu này được đánh giá cao về tính ứng dụng trong công tác san lấp. Nhờ kích thước nhỏ cùng khả năng len lỏi tốt vào các khe hở, cát đá xây dựng tạo nên tính ổn định và độ bền chắc cho mặt bằng công trình.

Cát san lấp có tính ứng dụng cao trong thi công mặt nền (Nguồn Internet)

Vật liệu cát đá san lấp cũng rất phổ biến và có sắc trên thị trường, thuận tiện cho việc tìm mua và vận chuyển. Yêu cầu cho loại vật liệu cát đá san lấp cũng không quá cao, do vậy mà giá thành của nó cũng không quá cao.

San lấp mặt bằng bằng đất san lấp

Loại vật liệu đất san lấp hiện đang được sử dụng phổ biến trong các công trình cầu đường, cải tạo hoặc trồng cây. Nhà thầu có thể lựa chọn đất thịt, đất pha hoặc đất toàn phần để thi công san lấp. Thông thường, các loại đất san lấp mặt bằng sẽ có màu đen do chứa nhiều tạp chất.

Đất san lấp nếu được thi công đúng kỹ thuật sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác san phẳng mặt bằng, từ đó gia tăng tính ổn định cho công trình. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng tăng độ ma sát cho công trình, giảm độ sụt lún khi thi công.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, đất san lấp cũng tồn tại một vài hạn chế như sau:

  • Chi phí vận chuyển và thi công khá cao.
  • Nếu công tác san lấp thực hiện sai kỹ thuật, nền đất rất dễ bị lỏng lẻo, gây ra độ ẩm cao và kéo dài thời gian thi công lu lèn, đầm đất.

San lấp mặt bằng bằng đá cấp phối

Đá cấp phối là loại vật liệu được hình thành từ hỗn hợp đá dăm và đá mi bụi. Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình, hỗ trợ quá trình san lấp mặt bằng hiệu quả. Đá cấp phối thường có kích thước tiêu chuẩn từ 0 - 4cm, được chia thành nhiều loại khác nhau phù hợp với yêu cầu thi công của từng công trình. Vật liệu đá cấp phối mang đến hiệu quả kết dính rất cao nên chuyên được sử dụng cho các công trình thi công nền đường, san lấp nền móng,...

Đá cấp phối chuyên dùng thi công san lấp nền móng (Nguồn Internet)

Quy trình san lấp mặt bằng cơ bản

Dưới đây là các bước thực hiện công tác thi công san lấp mặt bằng cơ bản mà chủ thầu cần nắm rõ:

Dọn dẹp sơ bộ mặt bằng

Bước đầu quan trọng cần thực hiện trong quy trình san phẳng mặt bằng đó chính là dọn dẹp sơ bộ mặt bằng thi công. Bước này bao gồm việc thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật như: gạch đá, cây cối, cốt vữa dư thừa,... Mục đích của công đoạn này là nhằm giúp cho quá trình san lấp được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Loại bỏ các lớp đất ở bên trên

Bước này sẽ cần đến sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới giúp loại bỏ lớp bùn phủ trên mặt và rác thải một cách triệt để. Tiếp đến là thực hiện các biện pháp tiêu thoát để giải phóng bề mặt thi công.

Tiến hành đào đất ở vùng đất cao

Tiến hành thi công san lấp bắt đầu từ công đoạn đào đất. Công tác đào đất khi được thực hiện cần lưu ý đến độ sâu theo bản vẽ. Chẳng hạn, nếu lớp đá trên cùng quá cứng và không dễ để phá vỡ, chủ thầu có thể dùng các vật liệu hoặc chuyển dời đến vị trí khác. Nếu là lớp đất thông thường thì có tiến hành đào đất như bình thường.

Tiến hành đào đất cần lưu ý về độ sâu theo bản vẽ (Nguồn Internet)

Tiến hành san lấp mặt bằng

Tiến hành lấp đất cần đảm bảo thực hiện đắp cả mặt bằng và đắp chân taluy. Không được tùy ý san lấp bất kỳ vị trí nào khi chưa có sự chấp nhận cả chủ đầu tư. Trường hợp các khu vực đất xốp nhẹ hay dễ xói mòn thì cần tháo dỡ và đắp lại khi có yêu cầu từ chủ đầu tư.

Công tác đầm đất trong

Công tác đầm đất được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình san lấp mặt bằng được diễn ra an toàn, thuận lợi. Theo đó, chủ thầu trước hết cần tiến hành kiểm tra sơ đồ lu, công lu cũng như tính năng thiết bị có hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần đảm bảo vật liệu san lấp được trải đều, kiểm soát độ ẩm tốt.

Đầm đất là công đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của nền đất (Nguồn Internet)

Tiến hành thi công rãnh thoát nước cho khu vực san lấp

Tiến hành thi công rãnh thoát nước dọc theo phần mép đất, khoảng cách tối ưu sẽ là 3m. Toàn bộ hệ thống hào bên trên mặt nền được sử dụng làm mặt trong quá trình xây dựng. Song về sau có thể tận dụng làm hệ thống thoát nước cho công trình.

Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công việc san lấp mặt bằng

Công đoạn cuối cùng trong quy trình này là kiểm tra và nghiệm thu công trình đã được san lấp mặt bằng. Cụ thể, đơn vị thi công cần tiến hành kiểm tra các yếu tố: độ dốc ngang, độ dốc dọc của móng, độ cao mặt nền, chất lượng đất đắp nền,... Đây là bước cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua nhằm đảm bảo quy trình san lấp đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng cho công trình về lâu dài.

Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng

Theo quy định của pháp luật, quy trình thi công và giám sát công trình san lấp mặt bằng được căn cứ dựa vào một số điều lệ dưới đây:

  • Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Tiêu chuẩn TCVN 4447:87 về công tác đất và quy phạm trong thi công, nghiệm thu.
  • Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 về quy phạm trong thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép.

Điều kiện để được san lấp mặt bằng

Chủ đầu tư muốn được cấp giấy phép san lấp mặt bằng thì cần phải chứng minh được quyền sử dụng đất công trình. Thêm vào đó, người làm đơn cấp phép phải đáp ứng được các quy định dựa theo Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:

Chấp hành nghiêm ngặt các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường;
Chấp hành tốt các biện pháp bảo vệ đất;
Không làm ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích hợp pháp nào của chủ thể sử dụng đất có liên quan;
Tuân thủ những quy định, chính sách do đơn vị quản lý ban hành.

Xin cấp giấy phép để san lấp mặt bằng

Để được phép san lấp mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật, các cá nhân/tổ chức phải làm đơn xin giấy phép san lấp mặt bằng. Đơn xin cấp giấy phép tiếp đó sẽ được gửi cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Cấu trúc đơn xin cấp giấy phép san lấp mặt bằng gồm 3 phần chính, cụ thể:

  • Phần kính gửi: Nêu rõ tên của Cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền: Sở tài nguyên và Môi trường, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, UBND cấp xã,...
  • Phần nội dung: Bao gồm những thông tin cơ bản sau:
    • Thông tin chứng thực của cá nhân/tổ chức làm đơn xin cấp phép san lấp mặt bằng.
    • Các giấy tờ quan trọng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép xây dựng,...
    • Các thông số đất san lấp: diện tích khu vực cải tạo, trữ lượng đất khai thác, độ sâu mặt bằng,...
    • Lý do, mục đích san lấp mặt bằng.
  • Phần cuối: Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu đơn xin cấp giấy phép san lấp mặt bằng

Mẫu đơn xin cấp giấy phép san lấp mặt bằng (Nguồn Internet)

Xử phạt khi san lấp trái phép

Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc xử phạt khi san lấp trái phép như sau: Nếu san lấp mặt bằng trái phép và làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình, mức phạt cụ thể sẽ là:

  • Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Dịch vụ san lấp mặt bằng gồm những dạng nào?

Dịch vụ thi công san lấp thường bao gồm 2 dạng chính, cụ thể như sau:

San lấp không theo khối lượng

Với hình thức san lấp không theo khối lượng, đội ngũ san lấp sẽ không quan tâm nhiều đến khối lượng đất thiếu hay thừa khi thi công. Bởi chủ đầu tư công trình không quá yêu cầu khắt khe về khối lượng đất. Thay vào đó, đơn vị thi công sẽ tập trung san lấp theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san.

San lấp theo khối lượng cụ thể đã quy định

Với dạng san lấp theo khối lượng, đơn vị dịch vụ và chủ đầu tư sẽ có thỏa thuận từ trước. Theo đó, khách hàng có thể đưa ra lựa chọn dịch vụ cho phù hợp với yêu cầu thi công công trình:

  • San lấp bằng cách cân bằng lượng đất đào và lấp;
  • San lấp với lượng đất đào nhiều hơn lượng đất lấp;
  • San lấp với khối lượng đất đắp ít hơn lượng đất đào.

Trong 3 hình thức này, san lấp đất bằng cách cân bằng lượng đất đào và lấp được hầu hết khách hàng lựa chọn.

Giá san lấp mặt bằng mới nhất 

Để tính toán chính xác bảng giá san lấp mặt bằng, chủ đầu tư cần tính toán khối lượng san lấp chính xác. Ngoài khối lượng, giá san lấp mặt bằng còn dựa vào nhiều yếu tố khác như điều kiện san lấp, vị trí san lấp và tiến độ san lấp mà chủ đầu tư yêu cầu. Chính vì vậy, việc tính tổng chi phí san lấp mặt bằng không quá phức tạp. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần có một bài toán gồm các con số rõ ràng và các đơn vị cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng sẽ lấy ra những con số này để dự toán chi phí.

Một số chi phí san lấp mặt bằng chính trong dịch vụ san lấp trọn gói gồm chi phí mua đất hoặc cát san lấp, chi phí thuê máy móc san mặt bằng, chi phí ăn uống sinh hoạt, chi phí công nhân san lấp và các chi phí dự phòng khác nếu có. Khối lượng san lấp mặt bằng càng lớn thì đơn giá san lắp mặt bằng càng nhỏ. Do tính lợi thế theo quy mô, đơn giá thi công sẽ tối ưu được chi phí tốt nhất.

Thông thường, đơn giá thi công san lấp mặt bằng sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các công trình. Nhưng nhìn chung, chi phí san lấp các công trình sẽ rơi vào khoảng 100.000 - 150.000 đồng/m3. Vì lẽ đó, trước khi có nhu cầu thực hiện thì doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin để tránh trường hợp báo khống giá. Liên hệ ngay , một trong những khu công nghiệp uy tín tại Long An, để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trên đây, Khôi Hưng đã tổng hợp những thông tin liên quan đến quy trình san lấp mặt bằng cũng như những quy định pháp luật về công tác thi công này. Hiểu được tầm quan trọng của công đoạn san phẳng đất nền, các nhà đầu tư nên chú trọng hơn trong việc lựa chọn đơn vị dịch vụ san lấp uy tín, chuyên nghiệp.

Khôi Hưng cung cấp đến khách hàng dịch vụ san lấp mặt bằng đáp ứng các tiêu chuẩn trong xây dựng. Chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp phù hợp và tối ưu nhất với thực tế mỗi công trình. Thời gian thi công nhanh chóng (chỉ từ 2 - 3 tuần) với chi phí cạnh tranh trên thị trường. Liên hệ ngay với Khôi Hưng để được tư vấn cụ thể!

0973092168
challenges-icon chat-active-icon